HIỂU VỀ SIÊU CHU KỲ HÀNG HÓA
Thị trường đang chứng kiến
sự tăng trưởng của giá hàng hóa trên toàn thế giới. Giá dầu đã vượt trên 80 USD, 1 thùng giá than đá, phân bón, thép
cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Cụm từ siêu chu kỳ hàng hóa ngày một xuất hiện
nhiều trên các mặt báo vậy siêu chu kỳ hàng hóa là gì? Nguyên nhân nào gây ra siêu chu kỳ hàng hóa và cùng nhìn lại những
siêu chu kỳ hàng hóa đã được ghi lại trong lịch sử kinh tế thế giới.
1)
Siêu chu kỳ hàng hóa là gì?
Hàng hóa (commodities) là các sản phẩm dùng trong thương mại được
sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa thành phẩm đầu cuối hoặc các dịch vụ
khác
Siêu chu kỳ hàng hóa được định nghĩa là một
giai đoạn kéo dài, thị trường chứng nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu gây khó khăn cho các nhà
cung cấp từ đó dẫn đến sự tăng trưởng mạnh của giá hàng hóa trong nhiều năm thậm
chí là nhiều thập kỷ.
2. Điều gì thúc đẩy sự tăng giá hàng hóa?
Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tác động
tiêu cực trong đó có việc làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế đồng thời
cũng khiến nhiều khu vực sản xuất bị tê liệt điều này đã khiến giá hàng hóa,
nguyên liệu thô giảm mạnh, Giá dầu đã có lúc giảm xuống mức 37 USD một thùng trong năm 2020. Đây là một
trong những nguyên nhân làm giảm động lực khai thác và sản xuất nguyên liệu
thô. Sang năm 2021 với sự ra đời của vaccine cũng như việc đẩy mạnh tốc độ tiêm
chủng và thúc đẩy mở cửa để khôi phục kinh tế đã giúp các hoạt động sản xuất dần
hồi phục.
Giá hàng hóa và nguyên liệu thô là một
trong những tín hiệu quan trọng phản ánh sự phục hồi hay suy thoái của nền kinh
tế. Trên thực tế giá dầu tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế trong thời điểm
hiện tại giá dầu đã vượt mốc 80USD/ thùng. Sự hồi phục của nền kinh tế thúc đẩy giá hàng hóa
tăng trưởng.
Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc giá hàng hóa tăng mạnh là
do việc chính phủ các quốc gia tích cực bơm tiền cứu vãn nên kinh tế khiến thanh khoản thị trường tăng mạnh từ đó đẩy giá hàng hóa leo thang
và có nguy cơ gây ra lạm phát.
3. Nhìn lại những siêu chu kỳ hàng hóa trong
quá khứ
a) Siêu chu kỳ thứ nhất
Siêu chu kỳ thứ nhất diễn ra vào thế kỷ
19, Khi Hoa kỳ bắt đầu quá trình công nghiệp hóa, cùng thời gian này thế giới vừa
trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần 2. Trong giai đoạn này nhiều nhà máy và
hạ tầng đường sắt được đẩy mạnh, đồng thời nhu cầu sản xuất máy móc, vũ khí và
xu hướng điện hóa đã thúc đẩy giá kim loại và dầu mỏ tăng cao vào những năm 1900.
b) Siêu chu kỳ thứ Hai
Siêu chu kỳ thứ 2 diễn ra trong gia đoạn
1933-1961. Khi các quốc gia bắt đầu chạy đua vũ trang chuẩn bị cho thế chiến thứ
2. Giá hàng hóa trong giai đoạn đó đã tăng liên tiếp trong vòng 15 năm và lập đỉnh
vào năm 1940. Giá dầu và kim loại tăng mạnh trong giai đoạn này và sau năm 1940
khi các quốc gia bắt đầu khắc phục hậu quả chiến tranh và đi vào sản xuất. Giá
nông sản cũng tăng mạnh và lập đỉnh năm 1940 và giảm mạnh ngay sau đó.
c) Siêu chu kỳ thứ ba
Diễn ra trong giai đoạn từ 1962-1955.
Trong giai đoạn này các nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh sau thế chiến 2, Năng
lực sản xuất toàn cầu tăng mạnh đến đầu năm 1970. Sau đó khi công nghệ phát triển
hoạt động sản xuất được tự động hóa khiến hàng hóa tăng mạnh về sản lượng là lý
do khiến giá hàng hóa giảm. Trong khi đó giá kim loại lại tăng cao do nhu cầu
tái thiết sau chiến tranh.
Siêu chu kỳ hàng hóa lần này ghi dấu ấn với
cuộc khủng hoảng dầu trong giai đoạn 1973 - 1979. Trong giai đoạn xảy ra khủng
hoảng giá dầu, thị trường thép cũng trải qua thời kỳ hỗn loạn sau khoảng 10 năm
tăng giá liên tiếp vào những năm 1960. Giá thép giảm dần từ năm 1973 tới cuối
những năm 1990 do tình trạng dư thừa công suất.
d) Siêu chu kỳ thứ tư
Siêu chu kỳ thứ 4 bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2015 nhờ quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Trung Quốc nói riêng và khối BRIC
(Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) nói chung. Đợt bùng nổ hàng hóa này chủ yếu
do nhu cầu tăng từ các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc từ năm 1992 đến
năm 2013, cũng như như lo ngại về nguồn cung hàng hóa cho dài hạn.
Điểm chung của các chu kỳ hàng hóa điều bắt
nguồn từ nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô và dầu mỏ cho sản xuất.
4. Mối quan tâm ở hiện tại
Giá hàng hóa tăng cao đang dẫn đến áp lực
chi phí đầu vào và là mối quan tâm ngày càng tăng, vì nó không chỉ được cho là
sẽ ảnh hưởng đến chi phí
phát triển cơ sở hạ tầng ở các quốc gia mà còn có tác động
đến lạm phát nói chung, phục hồi kinh tế và hoạch định chính sách.
Giá kim loại cao hơn sẽ dẫn đến lạm phát
Chỉ số giá bán buôn (WPI) cao hơn và do đó lạm phát cơ bản có thể không giảm.
Các hàng hóa có xu hướng tăng giá trong siêu chu kỳ bao gồm:
• Dầu thô: Dầu thô được tinh chế thành các sản phẩm dầu mỏ - xăng, nhiên liệu
máy bay và dầu diesel - và được sử dụng để vận chuyển và cung cấp năng lượng
cho máy móc.
• Than đá : Mặt hàng này được các công ty điện lực mua để sản xuất điện và
các nhà sản xuất thép (như than luyện cốc hoặc than luyện thép) để sản xuất
thép.
• Khí tự nhiên: Khí tự nhiên được sử dụng bởi các công ty, đôi khi được sử
dụng thay thế cho nhiên liệu lỏng, để tạo ra điện.
Kết luận:
Ở thời điểm hiện tại giá hàng hóa đã ghi nhận một sự tăng trưởng mạnh mẽ điều này khiến nhiều nhà đầu tư chú ý hơn đến các cổ phiếu của nhóm ngành này tuy nhiên khi lựa chọn doanh nghiệp cần chú ý về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và lựa chọn thời điểm thích hợp để thoát hàng.