Song song với các thuật ngữ của ngành chứng khoán, cổ phiếu như :
EPS(VND)
ROA(%)
ROE(%)
Đòn bẩy tài chính
P/E
Beta
Chúng ta thường nghe và hay được nhắc tới là cụm từ Vốn hóa tỷ đồng" trong các thông số kỹ thuật mà hàng ngày ta phải xem và tìm hiểu về công ty đó
Vậy nguồn "vốn hóa này được tính toán như thế nào và nó có tác dụng gì đến đánh giá về sức mạnh, giá trị của cổ phiếu đó. hôm nay pallet nhựa xin gửi đến các bạn đọc để cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Giá trị vốn hóa thị trường đại diện cho sự đồng thuận của công chúng về giá trị của vốn chủ sở hữu của một công ty. Trong một công ty đại chúng, quyền sở hữu được tự do mua và bán thông qua mua, bán cổ phiếu, cung cấp một cơ chế thị trường (phát hiện giá), mà quyết định giá cổ phiếu của công ty. Giá trị vốn hóa thị trường tương đương với giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Khi tính giá trị vốn hoá thị trường người ta chỉ tính đến các cổ phiếu phổ thông chứ không tính đến cổ phiếu ưu đãi, vì chỉ cổ phiếu phổ thông mới đem lại cho người sở hữu quyền tham gia điều hành công ty. Tổng giá trị cổ phần còn bao gồm cả các quyền mua cổ phiếu chưa thực hiện và trái phiếu, cổ phiếu chuyển đổi.
Nói tóm lại là nguốn vốn hóa thực chất là giá trị theo thị trường chứng khoán là tổng giá trị của số cổ phần của một công ty niêm yết. Đây là sản phẩm có giá trị thị trường của tổng giá trị của số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Các cổ phiếu tự nắm giữ không được tính đến trong việc tính toán vốn hóa thị trường.
Nguồn vốn hóa = khối lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành thời điểm hiện tại X với giá trị hiện tại của cố phiếu đó ở chính thời điểm cố phiếu đó có giá trị là bao nhiêu
Ví dụ: cổ phiếu công ty A hiện nay đang lưu hành là 10.000.000 (mười triệu cổ) giá trị hiện tại phiên giao dịch đóng cửa của thị trường hôm nay 16/09 2019 là 5.000 đồng/ cổ (năm nghìn đồng trên một cổ) ta có:
10.000.000 x 5000 = 50.000.000.000. (Năm mươi tỷ đồng)
Ta sẽ nói là : nguồn vốn hóa của công ty A kia có giá trị là năm mươi tỷ đồng.
Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.
Quy mô và tốc độ tăng của giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quan trọng, đánh giá thành công hay thất bại của một công ty niêm yết. Tuy vậy, giá trị vốn hóa thị trường còn có thể tăng giảm do nguyên nhân không liên quan gì đến kết quả hoạt động, ví dụ như việc mua lại một công ty khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Giá trị vốn hóa thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư, vì vậy, chỉ số này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thực sự của công ty đó.
EPS(VND)
ROA(%)
ROE(%)
Đòn bẩy tài chính
P/E
Beta
Chúng ta thường nghe và hay được nhắc tới là cụm từ Vốn hóa tỷ đồng" trong các thông số kỹ thuật mà hàng ngày ta phải xem và tìm hiểu về công ty đó
Vậy nguồn "vốn hóa này được tính toán như thế nào và nó có tác dụng gì đến đánh giá về sức mạnh, giá trị của cổ phiếu đó. hôm nay pallet nhựa xin gửi đến các bạn đọc để cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Giá trị vốn hóa thị trường đại diện cho sự đồng thuận của công chúng về giá trị của vốn chủ sở hữu của một công ty. Trong một công ty đại chúng, quyền sở hữu được tự do mua và bán thông qua mua, bán cổ phiếu, cung cấp một cơ chế thị trường (phát hiện giá), mà quyết định giá cổ phiếu của công ty. Giá trị vốn hóa thị trường tương đương với giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Khi tính giá trị vốn hoá thị trường người ta chỉ tính đến các cổ phiếu phổ thông chứ không tính đến cổ phiếu ưu đãi, vì chỉ cổ phiếu phổ thông mới đem lại cho người sở hữu quyền tham gia điều hành công ty. Tổng giá trị cổ phần còn bao gồm cả các quyền mua cổ phiếu chưa thực hiện và trái phiếu, cổ phiếu chuyển đổi.
Nói tóm lại là nguốn vốn hóa thực chất là giá trị theo thị trường chứng khoán là tổng giá trị của số cổ phần của một công ty niêm yết. Đây là sản phẩm có giá trị thị trường của tổng giá trị của số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Các cổ phiếu tự nắm giữ không được tính đến trong việc tính toán vốn hóa thị trường.
Nguồn vốn hóa = khối lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành thời điểm hiện tại X với giá trị hiện tại của cố phiếu đó ở chính thời điểm cố phiếu đó có giá trị là bao nhiêu
Ví dụ: cổ phiếu công ty A hiện nay đang lưu hành là 10.000.000 (mười triệu cổ) giá trị hiện tại phiên giao dịch đóng cửa của thị trường hôm nay 16/09 2019 là 5.000 đồng/ cổ (năm nghìn đồng trên một cổ) ta có:
10.000.000 x 5000 = 50.000.000.000. (Năm mươi tỷ đồng)
Ta sẽ nói là : nguồn vốn hóa của công ty A kia có giá trị là năm mươi tỷ đồng.
Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.
Quy mô và tốc độ tăng của giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quan trọng, đánh giá thành công hay thất bại của một công ty niêm yết. Tuy vậy, giá trị vốn hóa thị trường còn có thể tăng giảm do nguyên nhân không liên quan gì đến kết quả hoạt động, ví dụ như việc mua lại một công ty khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Giá trị vốn hóa thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư, vì vậy, chỉ số này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thực sự của công ty đó.